Thứ Ba, 12 tháng 5, 2015

TÌM HIỂU SƠ LƯỢC VỀ CÁC LỖI THƯỜNG GẶP Ở THƠ ĐƯỜNG LUẬT


Soksaray Blog's

TÌM HIỂU SƠ LƯỢC VỀ CÁC LỖI THƯỜNG GẶP Ở THƠ ĐƯỜNG LUẬT



https://www.blogger.com/blogger.g?blogID=9098976548109066313#editor/target=post;postID=8760673883575514229




Bài thơ Vần Bằng Luật Trắc

T  T  B  B  T  T  B
T  B  B  t  T  B  b
B  B  T  T  B  B  T
t  t  B  b  T  T  B
t  t  b  b  B  T  T
B  B  T  t  T  B  B
B  B  T  T  B  B  T
T  T  B  B  B  T  B

Qua Đèo Ngang


Bước tới đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen lá, đá chen hoa

Lom khom dưới núi, tiều vài chú

Lác đác bên sông, rợ mấy nhà

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Dừng chân đứng lại, trời non nước

Một mảnh tình riêng, ta với ta





Bài cảm tác

Câu Lạc Bộ

Lối Nhỏ Ta Về Một Góc Thơ



Lối nhỏ ta về một góc thơ 

Thỏa lòng bè bạn khỏi  trông chờ 

Vần hay xướng họa tràn mong nhớ 

Tứ đẹp giao lưu ngập ước mơ 

Phú tế ca dao đan cảnh chợ 

Ca hành lục bát dệt tình tơ 

Xôn xao ngõ vắng hòa hơi thở  

Lối nhỏ ta về một góc thơ  



Paris 05/05/2015 .



+Phạm Nguyệt Minh Thu 
nhận xét về các lỗi bệnh của thể thơ  Đường Luật

Thơ  Đường Luật gồm có 20 lỗi và bệnh. Nếu tuân thủ nghiêm ngặt không mắc sai lỗi và ý thơ hay, mượt và trọn ý bài, thì bài thơ đó mới có giá trị thực, mới được xem là một bài thơ  Đường Luật thật đúng nghĩa 

Bài trên của bạn mắc các lỗi sau
*Câu 2 mắc lỗi "phong yêu" tức là chữ cuối câu trùng thanh dấu với chữ thứ 2 trong câu
*Câu 4 mắc lỗi "hạc tất" tức là chữ cuối câu trùng thanh dấu với chữ thứ bốn trong câu
*Câu 2 còn thêm một lỗi "tiểu vận" tức là chữ thứ hai trong câu trùng vần với chữ thứ 6 hay 7 trong cùng một câu (lòng-mong)
*Lỗi "điệp từ" tức là trong một bài một từ được dùng lại hai lần trở lên (từ mong)
*Lỗi "trùng ý" tức là từ ý dùng rồi mà vẫn dùng lại (mong)
*Lỗi "điệp thanh" tức là trong một câu có cùng ba từ liên tiếp cùng thanh dấu (câu 5 "ca dao đan" )

Sơ qua như vậy để bạn và cả nhà đối chiếu và so sánh (có thể tham khảo thêm về luật thơ)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét