Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2015

Soksaray Blog's - CÁCH CHIA MỘT BÀI BÁT CÚ THÀNH NHỮNG BÀI TỨ TUYỆT


Soksaray Blog's - CÁCH CHIA MỘT BÀI BÁT CÚ THÀNH NHỮNG BÀI TỨ TUYỆT
http://soksaraythachthanhtrang.blogspot.com/2015/05/soksaray-blogs-cach-chia-mot-bai-bat-cu.html








______________________________________________



Bài thơ Thất Ngôn Bát Cú có thể ngắt thành 4 bài thơ Tứ Tuyệt theo 4 cách như sau: 
- Bài 1: 4 câu đầu (1-4). 
- Bài 2: 4 câu cuối (5-8 ). 
- Bài 3: 4 câu giữa (3-6). 
- Bài 4: 2 câu đầu (1-2) và 2 câu cuối (7-8 ). 

Thí dụ: bài thơ sau đây: 

THĂNG LONG THÀNH HOÀI CỔ 

Tạo hóa gây chi cuộc hí trường 
Đến nay thắm thoát mấy tinh sương 
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo 
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương 
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt 
Nước còn cau mặt với tang thương 
Ngàn xưa gương cũ soi kim cổ 
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường 

Bà Huyện Thanh Quan 


Ngắt ra: 

1. 
Tạo hóa gây chi cuộc hí trường 
Đến nay thắm thoát mấy tinh sương 
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo 
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương 

2. 
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt 
Nước còn cau mặt với tang thương 
Ngàn xưa gương cũ soi kim cổ 
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường 

3. 
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo 
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương 
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt 
Nước còn cau mặt với tang thương 

4. 
Tạo hóa gây chi cuộc hí trường 
Đến nay thắm thoát mấy tinh sương 
Ngàn xưa gương cũ soi kim cổ 
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường 

Nhận xét: 

Bài 1: Tứ Tuyệt 3 vần bằng. 
Bài 2: Tứ Tuyệt 2 vần bằng. 
Bài 3: Tứ Tuyệt 2 vần bằng. 
Bài 4: Tứ Tuyệt 3 vần bằng. 

Như vậy bài thơ Tứ Tuyệt có loại 3 vần và có loại 2 vần. 

Phân tích kỹ hơn, chúng ta nhận thấy một bài thơ Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật là do hai bài thơ Tứ Tuyệt ghép lại mà thành, 4 câu đầu là Tứ Tuyệt 3 vần, 4 câu sau là Tứ Tuyệt 2 vần. Điểm đặc biệt đáng lưu ý là 4 câu giữa (3-4-5-6) đối nhau từng cặp một (câu 3-4 đối nhau, câu 5-6 đối nhau) theo phép đối thơ loại 7 chữ (còn gọi là đối ngẫu). 
Nếu chỉ làm thơ Tứ Tuyệt thường thì chúng ta không cần làm có đối. Nếu làm thơ Thất Ngôn Bát Cú thì bắt buộc phải có đối như đã nói trên. 

Dừng lại ở thơ Tứ Tuyệt, chúng ta có thể làm nhiều bài thơ Tứ Tuyệt cùng diễn tả chung một ý (một nội dung) gọi là Tứ Tuyệt Trường Thiên, dài bao nhiêu cũng được, nhưng nên ngắt ra từng đoạn, mỗi đoạn 4 câu. Muốn làm loại 3 vần cũng được (như bài thơ Hai Sắc Hoa Ti-gôn của T.T.Kh.). Muốn làm loại 2 vần cũng được (như bài thơ Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím của Kiên Giang Hà Huy Hà). Muốn làm lẫn lộn (mixed) vừa 3 vần vừa 2 vần cũng được. 



________________________________


Soksaray Blog's - 15/05/2015
Soksaray Julimimosa .


________________________________

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét