Soksaray Blog's - Thi luật - Thơ Đường luật
http://soksaraythachthanhtrang.blogspot.com/2015/06/soksaray-blogs-luat-tho-tho-uong-luat.html
_______________________________________
Khái quát luật thơ Đường luật
Thơ thất ngôn bát cú . Thể thơ phổ biến của thơ Đường luật .
_______________________________________
_______________________________________
THI LUẬT
Thơ Đường luật là thể loại thơ đã có từ đời Đường ( TQ ) và phải tuân thủ những qui tắc rất nghiêm ngặt .
_______________________________________
A - Cấu trúc :
Có 4 phần Đề Thực Luận Kết
- 2 câu đầu 1+ 2 : Đề
- 2 câu kế 3 + 4 : Thực
- 2 câu tiếp 5+6 : Luận
- 2 câu cuối 7+ 8 : Kết
Chú ý : Cặp câu Luận 5 + 6 là trọng tâm của bài thơ nên phải bám sát chủ đề của bài thơ .
______________________________________
B - Chính luật - Qui tắc bắt buộc
Nghiêm ngặt nhất là chú ý 3 điểm chính là : Luật Vận Niêm
_______________________________________
LUẬT
Có luật thanh và luật đối
_______________________________________
- Luật thanh
Luật thanh đề ra để tạo nhịp điệp cho mỗi câu thơ khi đọc lên có cảm giác êm ái .Dựa vào chữ thứ hai của câu thứ nhất mà nhận định bài thơ là luật bằng hay luật trắc ( luật bằng gồm những chữ có dấu thanh là huyền và thanh ngang ) ( luật trắc gồm những chữ có dấu thanh llà sắc , hỏi , ngã , nặng )
Ví dụ :
1 2 3 4 5 6 7
B B T T T B B
T T B B T T T
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Chữ thứ 2 của câu thứ nhất là ( thu ) luật bằng thì bài thơ này là luật bằng .
Chữ thứ 2 là bằng thì chữ thứ 4 bắt buộc phải là trắc và chữ thứ 6 bắt buộc phải là bằng .
1 2 3 4 5 6 7
T T B B T T B
T B B T T B B
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen lá đá chen hoa
Chữ thứ 2 của câu thứ nhất là ( tới ) luật trắc thì bài thơ này là luật trắc .
Chữ thứ 2 là trắc thì chữ thứ 4 bắt buộc phải là bằng và chữ thứ 6 bắt buộc phải là trắc .
Chú ý
'' trong một câu các chữ các chữ số 2 , 4 , 6 bắt buộc phải công minh đúng luật .
'' Các chữ 1 , 3 , 5 thì bất luận không cần đúng luật ,
'' Càc chữ số 2 và số 6 bắt buột cùng luật thanh .
'' Trong một bài thơ nên tránh một chữ dùng lại hay lần ( tránh lỗi Điệp từ )
( Luật bằng trắc xin tìm hiểu thêm ở bài Đường luật http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C6%B0%E1%BB%9Dng_lu%E1%BA%ADt
_______________________________________
- Luật đối .
Đối có đối thanh và đối ý .
Có 2 cặp câu đối là
Câu 3 đối câu 4
Câu 5 đối câu 6
Chú ý :
danh từ đối danh từ , tính từ đối tính từ , động từ đối đồng từ , trạng từ đối trạng từ , từ láy đối từ láy , từ Hán Việt đối từ Hán Việt ...
Hai cặp câu đối tinh túy của bài thơ , quan trọng nhất là câp câu luận 5 + 6 phải bám sát chủ đề của bài thơ , nhưng cần tránh để những chữ trong cặp câu 5 +6 không có chữ nào trùng với tiêu đề của bài thơ ( tránh lỗi Phạm đề ) .
_______________________________________
NIÊM
Niêm là cố định bài thơ theo một trật tự liền mạch và giữ cho nội dung không xa rời chủ đề . Hai câu niêm với nhau thì các chữ 2 của 2 câu phải cùng luật thanh .
- Câu 1 niêm với câu 8
- Câu 2 niêm với câu 3
- Câu 4 niêm với câu 5
- Câu 6 niêm với câu 7
Ví dụ Bài thơ Thu Điếu - Nguyễn Khuyến
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo thu niêm với đâu
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo chiếc niêm với biếc
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí biếc niêm với chiếc
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo vàng niêm với mây
Tầng mây lơ lững, trời xanh ngắt mây niêm với vàng
Ngõ trúc quanh co, khách vắng teo trúc niêm với gối
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được gối niêm với trúc
Cá đâu đớp động dưới chân bèo đâu niêm với thu
________________________________________
VẬN Vận tức là vần của bài thơ .
Vần là những chữ có phát âm giống nhau hoặc gần giống nhau và phải cùng thanh .
- Những chữ phát âm giống nhau gọi là chính vận
- Những chữ phát âm gần giống nhau gọi là thông vận .
- Những chữ cuối câu 1 , 2 , 4 . 6 , 8 bắt buộc phải vần với nhau .
- Vần gồm những chữ luật bằng gọi là vần bằng ( thông dụng )
- Vần gồm những chữ luật trắc gọi vần trắc ( ít được thông dụng )
_______________________________________
C - Phụ luật - Qui tắc phụ :
Bệnh và lỗi thơ Đường Luật và thơ Đường luật ngũ độ thanh .
_______________________________________
8 BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT
1 - Bình Đầu : có nghĩa là bằng nhau ở đầu câu, 3 chữ đầu câu của 4 câu liên tiếp cùng tự loại như danh từ, động từ...
2 - Thượng Vỹ : Đuôi cao lên, 3 chữ cuối hoặc 3 chữ thứ 5 của 4 câu liên tiếp cùng tự loại
3 - Phong Yêu : eo con Ong, chữ thứ 2 và chữ thứ 7 trong cùng một câu cùng thanh(dấu)
4 - Hạc Tất : đầu gối chim Hạc, chữ thứ 4 và 7 trong cùng một câu cùng thanh (dấu)
5 - Chánh Nữu : phạm lỗi này khi trong 1 câu có 3 chữ có phụ âm hay nguyên âm đầu giống nhau. Ngoại trừ các chữ láy, ghép.
6 - Bàng Nữu: trong 4 câu liên tiếp có từ 4 chữ có phụ âm hay nguyên âm đầu giống nhau .Ngoại trừ các chữ láy, ghép.
7 - Đại Vận : Chữ thứ 4 và 7 trong cùng một câu trùng vần với nhau
8 - Tiểu Vận : Chữ thứ 2 và 7 trong cùng một câu trùng vần với nhau.
_____________________________________
12 LỖI CỦA THƠ ĐƯỜNG LUẬT
1. Lạc vận
2. Thất Luật
3. Thất niêm
4. Thất đối
5. Khổ độc
6. Điệp thanh
7. Điệp điệu
8. Điệp âm
9. Trùng vận
10. Trùng từ/điệp từ
11. Trùng ý /Hiệp Chưởng
12. Phạm đề/Mạ đề
_______________________________________
1. Lạc vận
Chữ gieo vần ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8 không cùng một vần .
2. Thất Luật
Các chữ 2 , 4 , 6 trong câu không đúng luật
3. Thất niêm
Các chữ thứ hai của những câu niêm nà lại không niêm
4. Thất đối
Câu 3 không đối hoặc đối không chỉnh với câu 4 , câu 5 không đối hoặc đối không chỉnh với câu 6
Chú ý : Bốn lỗi này thuộc về chính luật nên bắt buộc phải theo .
5. Khổ độc
Chữ thứ 3 và thứ 5 trong các câu không đúng theo chính luật ( lỗi này không cho phép các chữ 1, 3 , 5 đuọc quyền bất luận )
6. Điệp thanh
Trong một câu dùng 4 chữ có cùng Dấu Thanh.
7. Điệp điệu
Đây là lỗi ngắt câu giống nhau. ở 2 hay nhiều câu trong một bài thơ . ( Thơ Đường là thể thơ ngắt theo điệu 4-3 . Nhất là ở hai cặp Thực và Luận phải đối ) ( nếu tránh lỗi này thì thì phải đối chéo , đối không chỉnh ) ( do đó lỗi này không nên theo )
8. Điệp âm
Trong cùng một câu, có hai chữ trùng vần với nhau
9. Trùng vận
Trong các chữ cuối các câu 1 , 2 , 4 , 6 , 8 có 2 chữ trùng nhau .
10. Trùng từ/điệp từ
Trong một bài thơ có hai chữ trùng nhau ( lỗi này hơi khắc khe nhưng có thể theo )
11. Trùng ý /Hiệp Chưởng
Ý của câu trên được lập lại ở câu dưới , quan trọng ở hai cặp Thưc và Luận.
12. Phạm đề/Mạ đề
trong hai cặp Thực và Luận có chữ trùng với một trong những chữ của đề bài thơ .
( Lỗi này có vẻ thừa, vì không hề ảnh hưởng đến sự hay dở của bài thơ ) .
____________________________________
NGŨ ĐỘ THANH TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT
Nghĩa là trong một câu có đủ 5 thanh của tiếng Việt là : Sắc , Huyền , Hỏi , Ngã , Nặng .
Nói về bệnh và lỗi trong thơ đường luật có thể tham khảo thêm vài viết Soksaray Blog's - Tìm hiểu - Bệnh và Lỗi Trong Thơ Đường Luật link http://soksaraythachthanhtrang.blogspot.com/2015/05/soksaray-blogs-tim-hieu-benh-va-loi.html
____________________________
D - Nhận định
Chúng ta đều biết, riêng Chính Luật của Đường Luật thôi, cũng đã khiến cho mọi người không thể tự do phóng bút để diễn tả ý, mà phải nhờ đến "Nhất Tam Ngũ Bất Luận" mới dễ thở.
Thế nhưng đến ngày nay, rộ lên việc mở rộng Bệnh+Lỗi này để bắt lỗi Thơ Đường Luật của tiền nhân, đồng thời đề xướng làm kim chỉ nam cho những người tập làm thơ Đường Luật. Có phải như thế lại càng khắc khe hơn cả Chính Luật?
Các Thi Nhân của chúng ta, từ thế kỷ 19 trở về trước, chẳng hề quan tâm đến Bệnh - Lỗi , đã để lại cho hậu thế những bài thơ Đường Luật, nếu không tuyệt tác cũng đầy ý vị và sống mãi với thời gian. Nếu Các Vị ấy thấy ngoài Thi Luật có thêm các Bệnh và Lỗi này, chắc chắn các vị sẽ không dám phóng ý đề thơ.
Người Xưa khi làm thơ trọng ý hơn trọng từ. Nên đôi lúc còn phá lệ. Nếu quá chú tâm đến những Bệnh Lỗi, cứ lo gọt giũa, chỉnh, sửa, để né bệnh này tránh lỗi nọ, có thể chúng ta sẽ trở thành người thợ điêu khắc Thơ chăng?
Vì chưa có một qui định rõ rệt hay sự công nhận chính thức có uy tín nào về các "Bệnh và Lỗi Trong Thơ Đường Luật" . Vấn đề hiện đang trong tình trạng mỗi người mỗi ý. Nên "Bệnh và Lỗi" mới chỉ là những quan điểm cá nhân.
Thi Luật trải từ ngàn năm nay, đương nhiên là phải theo. Ai muốn làm thơ theo Chính Luật cộng với "Nhất Tam Ngũ Bất Luận, Nhị Tứ Lục Phân Minh" giống như các bậc Tiền Bối trước đây thì làm , tránh "Bệnh Lỗi" được thì tránh . Còn ai muốn có thêm những "Bệnh Lỗi" thì theo. Không ai có thể buộc mọi người làm thơ Đường Luật theo quan điểm riêng của mình.
____________________________________
Soksaray Blog's
Paris 03/06/2015
Soksaray Julimimosa .
____________________________________
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét