Thứ Năm, 30 tháng 4, 2015

Cảm Nhận Sách - TRUYỆN KIỀU Của Thi Hào NGUYỄN DU


TRUYỆN KIỀU
ẢNH HƯỞNG LỚN ĐẾN THƠ TÔI .








TÌM HIỂU NGUỒN GỐC TRUYỆN KIỀU -
GIÁ TRỊ NGÔN NGỮ CUẢ TRUYỆN KIỀU .



        
Hình ảnh quyển thơ chữ nôm với lời tựa

Thuý Kiều Truyện Tường Chú .




Theo quyển Việt Nam Văn Học Sử


thì học giả Đào Duy Anh nhận định .







 Truyện Kiều



có nguồn gốc từ truyện Vương Thuý Kiều
trong tập Ngu Sơ Tản Chi của Dư Hoài ,
một văn gia đời Nhà Minh ( 1368 - 1566 ) 
Theo  Hoài thì nhân vật
Vương Thuý Kiều là người thật .
Nàng có nhan sắc hát hay ,
trước lấy một lái buôn là La Long Vân ,
sau lấy tướng cướp Từ Hải .
Vì muốn được trở về quê nhà ,
Kiều khuyên Từ Hải ra hàng Hồ Tôn Hiến

Chính Dư Hoài là Khách Khanh của Hồ Tôn Hiến
đây là chuyện có thật 

Nhưng sau Từ Hải bị giết ,


nàng nhảy xuống sông Từ Đường tự vẫn .


Cám cảnh Kiều tự vẫn là người có tiết nghĩa


nên Dư Hoài viết truyện


Vương Thuý Kiều lưu truyền lại . 
Đến đời Nhà Thanh ( 1644 - 1911 )
có một văn gia là Từ Vân Trường ,


tức Từ Vi , bút hiệu Thanh Tâm Tài Nhân


đã hư cấu thêm phóng tác viết thành tiểu thuyết


Kim Vân Kiều Truyện .


Từ chỗ có ba nhân vật


Kiều , Từ Hải , Hồ Tôn Hiến
trong truyện Vương Thuý Kiều của Dư Hoài ,
Thanh Tâm Tài Nhân thêm các nhân vật như
Thuý Vân , Kim Trọng , Sở Khanh , Thúc Sinh , Hoạn Thư , Tú Bà ...
và thêm vào đoạn cuối Kiều tự tử không chết ,
đoàn tụ với người tình Kim Trọng
Nguyễn Du
Theo tiểu thuyết Kim Vân Kiều Truyện


của Thanh Tâm Tài Nhân


phóng tác chuyển thể thành thơ lục bát ,


bỏ một số đoạn có vẻ nặng về tình dục làng chơi ,


gọt giũa câu chữ và sắp xếp tình tiết mạch lạc hơn . 


cho ra đời tuyệt tác thơ lục bát chữ nôm .
Truyện Kiều xuất sứ như vậy đó ! 

Truyện Kiều là tác phẩm thơ lục bát chữ nôm bất hủ .

Truyện Kiều đã giúp ngôn ngữ văn học Việt Nam
thay đổi về chất và nâng tầm ngôn ngữ Việt Nam ,
Truyện Kiều tỏ rõ khả năng biểu hiện 
đầy đủ và sâu sắcủa tiếng Việt hiện đại .
Ngôn ngữ Truyện Kiều đạt đến mức trong sáng mẫu mực .
Đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn hai típ ngôn ngữ :
Ngôn ngữ bình dân - Ngôn ngữ bác học
bình dân : ca dao , tục ngữ , lời ăn tiếng nói của người dân
bác học : chủ yếu là những từ Hán Việt 
đã giúp cho Truyện Kiều  có được thứ ngôn ngữ
vừa hàm xúc vừa trang nhã ,

giản dị mà vẫn đẹp đẽ ,
giàu hình ảnh nhạc điệu .
Truyện Kiều
xứng đáng là
Toà Lâu Đài Ngôn Ngữ Thơ Ca
được kết từ những viên ngọc sáng trong 



Zing Blog












Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét