Thứ Năm, 30 tháng 4, 2015

Cảm Nhận Sách - TRUYỆN KIỀU Của Thi Hào NGUYỄN DU


TRUYỆN KIỀU
ẢNH HƯỞNG LỚN ĐẾN THƠ TÔI .








TÌM HIỂU NGUỒN GỐC TRUYỆN KIỀU -
GIÁ TRỊ NGÔN NGỮ CUẢ TRUYỆN KIỀU .



        
Hình ảnh quyển thơ chữ nôm với lời tựa

Thuý Kiều Truyện Tường Chú .




Theo quyển Việt Nam Văn Học Sử


thì học giả Đào Duy Anh nhận định .







 Truyện Kiều



có nguồn gốc từ truyện Vương Thuý Kiều
trong tập Ngu Sơ Tản Chi của Dư Hoài ,
một văn gia đời Nhà Minh ( 1368 - 1566 ) 
Theo  Hoài thì nhân vật
Vương Thuý Kiều là người thật .
Nàng có nhan sắc hát hay ,
trước lấy một lái buôn là La Long Vân ,
sau lấy tướng cướp Từ Hải .
Vì muốn được trở về quê nhà ,
Kiều khuyên Từ Hải ra hàng Hồ Tôn Hiến

Chính Dư Hoài là Khách Khanh của Hồ Tôn Hiến
đây là chuyện có thật 

Nhưng sau Từ Hải bị giết ,


nàng nhảy xuống sông Từ Đường tự vẫn .


Cám cảnh Kiều tự vẫn là người có tiết nghĩa


nên Dư Hoài viết truyện


Vương Thuý Kiều lưu truyền lại . 
Đến đời Nhà Thanh ( 1644 - 1911 )
có một văn gia là Từ Vân Trường ,


tức Từ Vi , bút hiệu Thanh Tâm Tài Nhân


đã hư cấu thêm phóng tác viết thành tiểu thuyết


Kim Vân Kiều Truyện .


Từ chỗ có ba nhân vật


Kiều , Từ Hải , Hồ Tôn Hiến
trong truyện Vương Thuý Kiều của Dư Hoài ,
Thanh Tâm Tài Nhân thêm các nhân vật như
Thuý Vân , Kim Trọng , Sở Khanh , Thúc Sinh , Hoạn Thư , Tú Bà ...
và thêm vào đoạn cuối Kiều tự tử không chết ,
đoàn tụ với người tình Kim Trọng
Nguyễn Du
Theo tiểu thuyết Kim Vân Kiều Truyện


của Thanh Tâm Tài Nhân


phóng tác chuyển thể thành thơ lục bát ,


bỏ một số đoạn có vẻ nặng về tình dục làng chơi ,


gọt giũa câu chữ và sắp xếp tình tiết mạch lạc hơn . 


cho ra đời tuyệt tác thơ lục bát chữ nôm .
Truyện Kiều xuất sứ như vậy đó ! 

Truyện Kiều là tác phẩm thơ lục bát chữ nôm bất hủ .

Truyện Kiều đã giúp ngôn ngữ văn học Việt Nam
thay đổi về chất và nâng tầm ngôn ngữ Việt Nam ,
Truyện Kiều tỏ rõ khả năng biểu hiện 
đầy đủ và sâu sắcủa tiếng Việt hiện đại .
Ngôn ngữ Truyện Kiều đạt đến mức trong sáng mẫu mực .
Đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn hai típ ngôn ngữ :
Ngôn ngữ bình dân - Ngôn ngữ bác học
bình dân : ca dao , tục ngữ , lời ăn tiếng nói của người dân
bác học : chủ yếu là những từ Hán Việt 
đã giúp cho Truyện Kiều  có được thứ ngôn ngữ
vừa hàm xúc vừa trang nhã ,

giản dị mà vẫn đẹp đẽ ,
giàu hình ảnh nhạc điệu .
Truyện Kiều
xứng đáng là
Toà Lâu Đài Ngôn Ngữ Thơ Ca
được kết từ những viên ngọc sáng trong 



Zing Blog












Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2015

Chuyến Tàu Hoàng Hôn - Singer Thanh Tuyền



https://www.youtube.com/watch?v=EiqwLfYwCNE





Bài hát: Chuyến Tàu Hoàng Hôn 

Sáng tác: Minh Kỳ & Hoài Linh 


Singer :
Thanh Tuyền 


Video Huỳnh Mai




Chiều nao .. tiễn nhau đi khi bóng ngả xế tà ..


Hoàng hôn .. đến đâu đây ,  đâu tiếc thân trong buồn qua ..


Muốn không gian ngừng tan , níu đôi chân thời gian ngừng trôi ...




Ngừng trôi .. cho giây phút chia ly này kéo dài ..


Trước khi phân kỳ , ước sao cho tàu đừng đi ...




Xe lăn .. trong đêm khuất xa dần biết đâu tìm ..


Mưa thu .. bay bay , sất se lòng ướt vai mềm ..


Hoàng hôn dần  buông ..


Mà ai .. còn đứng im trong chiều sương xuống. ...






Tâm tư cô đơn .. trách con tàu nỡ sao đành ..

Đem yêu thương .. đi đến nơi nào , cách đôi tình ..


Đường bao nhịp nối .. tình trăm nghìn mối ..


Hướng theo .. một bóng người. ...





Tà dương .. khuất trong sương là mỗi lần ngóng chờ ..


Nhìn theo .. phía chân mây , đợi chuyến xe thư về chưa ..


Có hay chăng ,, người ơi ..!, chốn xa xôi chàng trai ..




Còn đem yêu thương , rắc lên muôn vạn oán hờn ..


Nếu mai đây về, cũng trên chuyến tàu hoàng hôn. ...  ...





[  
Điệp Khúc ]




Xe lăn .. trong đêm khuất xa dần biết đâu tìm ..

Mưa thu .. bay bay , sất se lòng ướt vai mềm ..


Hoàng hôn dần  buông ..


Mà ai .. còn đứng im trong chiều sương xuống. ...





Tâm tư cô đơn .. trách con tàu nỡ sao đành ..


Đem yêu thương .. đi đến nơi nào , cách đôi tình ..


Đường bao nhịp nối .. tình trăm nghìn mối ..


Hướng theo .. một bóng người. ...




Tà dương .. khuất trong sương là mỗi lần ngóng chờ ..


Nhìn theo .. phía chân mây , đợi chuyến xe thư về chưa ..


Có hay chăng ,, người ơi ..!, chốn xa xôi chàng trai ..




Còn đem yêu thương , rắc lên muôn vạn oán hờn ..


Nếu mai đây về, cũng trên chuyến tàu hoàng hôn. ...  

                                     
                              Nếu mai đây về ...

                 cũng trên chuyến tàu ...


                                     hoàng .. hôn. ...  ...  ....